Hóa chất là gì? ngành hóa chất công nghiệp tại việt nam

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AMG GROUP 18/04/2022
hoa-chat-la-gi-nganh-hoa-chat-cong-nghiep-tai-viet-nam

Hóa chất ngày càng được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Vậy hóa chất là gì? Hóa chất có đúng là một thứ gì rất nguy hiểm mà người ta vẫn truyền tai nhau không? Vai trò của hóa chất như thế nào? Làm sao để sử dụng và lưu trữ nó một cách an toàn, hiệu quả?

Khái niệm về hóa chất

1. Hóa chất là gì?

Trong chất hóa học, hóa chất hay còn được gọi là chất hóa học, là một dạng của vật chất, có hợp chất cùng đặc tính hóa học không đổi. Chính vì vậy, không thể tách chúng ra thành các thành phần nhỏ hơn bằng những phương pháp vật lý khi không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau: khí, lỏng, rắn, plasma.

Hay cũng có thể hiểu theo một cách đơn giản khác, hóa chất là một dạng hợp chất, hỗn hợp chất hay đơn chất được con người khai thác hoặc chế tạo từ nguồn nguyên liệu tự nhiên hay nguyên liệu nhân tạo.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hóa chất 

2.1. Định nghĩa ngành hóa chất

Ngành hóa chất là một ngành khoa học mà ở đó các nhà hóa học tiến hành thực hiện các nghiên cứu, kiểm tra tính chất cũng như thành phần của vật chất và sự tương tác giữa các chất về mặt cấu trúc, tính chất, quá trình hoạt động cùng sự thay đổi trong phản ứng với chất khác.

Ngành hóa chất cũng bao gồm các công ty sản xuất hóa chất công nghiệp. Nó giúp chuyển đổi các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, nước, không khí, kim loại, khoáng sản thành hơn 70,000 sản phẩm khác nhau và được xếp thành 8 nhóm sản phẩm. Các nhóm gồm:

  • Phân bón và hợp chất nitơ
  • Hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp
  • Chất tẩy rửa
  • Hóa chất cơ bản
  • Sơn và mực in
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Sợi nhân tạo
  • Các sản phẩm hóa chất khác

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Hóa chất đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, ngành hóa chất mới chỉ bắt đầu được hình thành sau cuộc cách mạng công nghiệp.

- Vào năm 1736, quy trình sản xuất axit sunfuric trên quy mô lớn được phát triển bởi dược sĩ Joshua Ward đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của ngành công nghiệp hóa chất. Đây cũng là hóa chất đầu tiên đã được sản xuất thông qua quy trình công nghiệp.

- Charles Tennent đã thành lập doanh nghiệp hóa chất công nghiệp đầu tiên vào đầu thế kỷ 18 với sản phẩm là bột tẩy trắng, được sản xuất bằng phương pháp cho clo phản ứng với vôi tôi.

- Đến cuối thế kỷ 19, dựa trên nền móng và sự khởi đầu được tạo bởi Joshua Ward và Charles Tennent, đã có sự bùng nổ về mặt số lượng cũng như đa dạng các loại sản phẩm hóa chất. Các ngành công nghiệp hóa chất liên tiếp được hình thành ở Đức, sau đó là Hoa Kỳ.

- Đến nay ngành hóa chất nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng và đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế hiện đại.

3. Sử dụng hóa chất có nguy hiểm không?

- Khi xem xét bất kỳ vấn đề nào chúng ta cũng nên xét cả hai mặt, để xem mặt nào vượt trội hơn mặt nào và có thể hạn chế được mặt xấu hay không. Có thể nói hóa chất là không an toàn nhưng nếu sử dụng đúng cách, theo đúng quy định an toàn hóa chất, biết kiềm hãm, khống chế thì nó lại mang đến cho con người những lợi ích to lớn và những nguy cơ hoàn toàn không thể xảy ra. Ví dụ như, khi nhìn nhận xăng dầu (là các hóa chất) ở mặt tiêu cực sẽ thấy chúng gây cháy nổ và thiệt hại lớn nếu để gần nguồn nhiệt. Tuy nhiên, nếu ở mặt tích cực thì không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó và ta có thể ngăn chặn mặt tiêu cực của nó khi để xăng dầu ở vùng an toàn, không tiếp xúc với lửa thì hoàn toàn không thể xảy ra tình trạng cháy nổ.

- Hiện nay, các cơ quan chức năng và các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ban hành những luật lệ để có thể kiểm soát hóa chất và sử dụng chúng mà không gây nguy hiểm, độc hại cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất lớn và toàn cầu đã có Trung tâm nghiên cứu tìm hiểu ác tính năng, lợi ích cũng như đánh giá các yếu tố an toàn của hóa chất để đảm bảo sức khỏe cho công nhân sản xuất, người sử dụng và không gây hại cho môi trường.

Vì vậy, không nên quá máy móc về vấn đề hóa chất có hại và không nên sử dụng chúng mà nên tìm hiểu kỹ từng lại hóa chất để biết các nguy hiểm, nồng độ cho phép,… từ đó, có biện pháp sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả.

Vai trò của hóa chất

Như ở trên, chúng ta đã biết, nếu có thể kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ thì hóa chất sẽ mang lại lợi ích cao và vô cùng quan trọng.

1. Đối với đời sống

- Cung cấp nguồn nguyên liệu: xăng dầu là những nhiên liệu phổ biến và cần thiết trong cuộc sống. Nó sẽ là độc hại khi đứng gần và ngửi nó hằng ngày nhưng nếu không có xăng dầu thì các phương tiện như xe máy, ô tô, tàu hỏa,… có thể di chuyển được hay không? Nhờ vào nó, con người di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Phục vụ sinh hoạt: Từ những vật dụng nhỏ nhất trong nhà như nước rửa bát, các chất tẩy vệ sinh, bột giặt,… đều thấy sự xuất hiện của hóa chất. Nhờ vào chúng giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức cũng như mang lại hiệu quả cao.

- Thành phần trong các sản phẩm làm đẹp: trong các sản phẩm làm đẹp như thuốc nhuộm tóc, thuốc ép tóc, sơn móng tay,… đều có chứa các chất hóa học giúp phát huy tối đa công dụng của sản phẩm.

- Trong y tế: có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thuốc giảm đau và các loại kháng sinh

2. Trong công nghiệp

- Trong công nghiệp sản xuất đồ gia dụng: nó là nguyên liệu chính trong sản xuất hầu hết đồ gia dụng mà con người vẫn sử dụng hằng ngày.

- Trong ngành công nghiệp nặng: hóa chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng như khai thác chiết xuất các loại khoáng sản, kim loại quý ra khỏi quặng để tạo ra những món phụ kiện, trang sức tinh xảo, có giá trị cao,…

- Trong công nghiệp lọc hóa dầu: ứng dụng trong điều chế nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt,…

- Trong ngành công nghiệp máy móc: được sử dụng rộng rãi trong quá trình làm sạch, tẩy rửa bề mặt chi tiết, giúp tăng độ bền và độ bóng của máy móc thiết bị.

- Trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa và Polyme: các sản phẩm bao bì, vỏ nhựa,… có tới 80% thành phần được làm từ hóa chất.

- Trong công nghiệp sản xuất phân bón, vi sinh: hóa chất là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Lưu ý an toàn khi sử dụng hóa chất

- Tuân thủ các quy định an toàn: mỗi hóa chất sẽ có đặc điểm và tính gây nguy hiểm riêng nên cần tìm hiểu kỹ thông tin và xử lý theo đúng quy định an toàn. Một tiêu trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) là rất cần thiết để bảo vệ cá nhân khi sử dụng và có thể xử lý an toàn, thải bỏ hóa chất đúng cách. Cần sử dụng đúng mục đích, liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn và có hiệu quả các loại hóa chất.

- Đảm bảo sự thông khí: có thể giảm thiểu khả năng phơi nhiễm hóa chất nhờ vào việc thông gió. Bên cạnh hệ thống thông khí tốt (có khả năng thay đổi không khí tối thiểu 8 đến 10 lần mỗi giờ) thì mũ trùm xả cũng là công cụ tăng tính an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.

- Dán nhãn ghi thông tin trên các sản phẩm: nhiều loại hóa chất trông rất giống nhau nhưng lại có đặc tính riêng vì vậy mỗi loại cần được dán nhãn để có thể phân biệt. Nhìn vào nhãn, mọi người sẽ dễ dàng biết được sản phẩm đó là gì, các cảnh báo nguy hiểm, nồng độ và những yếu tố cần tránh. Việc dán nhãn đúng cách trên các thùng chứa sẽ giúp ngăn ngừa được tai nạn do trộn lẫn các chất không chính xác hay xử lý không đúng cách.

- Không được ngửi hay nếm hóa chất: nếu cần xác định mùi của hóa chất thì nên giữ lọ đựng hóa chất ở nơi cách xa mặt để tránh hít phải một lượng lớn hơi hóa chất, gây nguy hiểm.

- Không ăn uống, nhai kẹo cao su hay bôi mỹ phẩm ở những nơi đang sử dụng hóa chất độc hại

- Lưu ý nơi lưu trữ và bảo quản hóa chất: tránh để các chất có thể phản ứng với nhau gây nguy hiểm và đảm bảo sự thông thoáng, không ẩm ướt của nơi lưu trữ.

- Trường hợp xảy ra sự cố tràn hóa chất: nhanh chóng làm sạch bất kể hóa chất được xem là nguy hiểm hay không và nhờ trợ giúp chuyên gia trong trường hợp nghiêm trọng, không kiểm soát được.

- Trang bị các đồ bảo hộ chuyên dụng khi tiếp xúc với hóa chất. Trước và sau khi xử lý hóa chất cần rửa tay bằng xà phòng (dù đã đeo găng tay)

Lưu trữ hóa chất an toàn

1. Tại sao cần chú ý đến việc lưu trữ hóa chất đúng cách?

Cần quan tâm chú ý đến việc lưu trữ hóa chất đúng cách do:

  • Một số loại hóa chất vốn không ổn định hoặc có tính phản ứng rất cao hay có thể trở nên không ổn định ở điều kiện nhất định.
  • Khi không lưu trữ đúng cách, một số loại hóa chất sẽ có nguy cơ cháy nổ cao
  • Có thể xảy ra sụ cố đổ, rò rỉ hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

2. Lưu trữ hóa chất an toàn

- Đối với các khu vực hóa chất sản xuất và hóa chất khối lớn cần có những đặc tính an toàn:

  • Bảo vệ và che phủ đầy đủ khu vực lưu trữ
  • Các thùng chứa được bảo quản trên các bề mặt không thấm nước
  • Các bể chứa phụ hay khay chứa thứ cấp luôn sẵn sàng tại chỗ.
  • Đảm bảo sự thông gió tốt tại khu vực
  • Có các vòi hoa sen hay bệ rửa mắt có thể sử dụng được gần đó (trong vòng 30 mét)
  • Nghiêm cấm các hành vi ăn, uống và hút thuộc trong khu vực
  • Có bộ ứng phó tràn đổ hóa chất với vật liệu bờ bao ngăn chặn và hấp thu
  • Có các thiết bị chữa cháy, vòi cứu hỏa, bình chữa cháy
  • Đặt các biển báo về thiết bị bảo hộ cá nhân phải sử dụng khi làm việc trong khu vực ở những nơi dễ thấy.
  • Đánh dấu rõ ràng các lối đi và lối xe nâng (nếu có)
  • Lưu trữ tách riêng các vật liệu không tương thích
  • Các vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa cần lưu trữ cách xa nguồn nhiệt, nguồn lửa
  • Không xếp các thùng chứa hóa chất chồng lên nhau cao quá ba mét. Các thùng phuy được hóa chất chỉ nên xếp chồng lên nhau tối đa 4 lớp theo chiều đứng của thùng, tốt hơn hết nên có tấm đỡ hàng phân cách giữa các lớp. Có giá đỡ cố định bên hông hay vật chèn để tránh các thùng hóa chất bị lăn.
  • Nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá các khu vực lưu trữ hóa chất để phát hiện kịp thời các sự cố, đảm bảo lưu trữ an toàn, hạn chế các thiệt hại không mong muốn.

- Đối với chất dễ cháy

  • Không nên lưu trữ ở khu vực lưu trữ khối lượng lớn hoặc khu vực sản xuất
  • Lưu trữ tại tòa nhà, khu vực hay tủ chuyên dụng
  • Tránh xa các vật liệu dễ cháy, nguồn gây cháy tiềm năng
  • Có hệ thống thông gió
  • Đảm bảo sự chiếu sáng và lắp đặt điện tử an toàn
  • Có hệ thống bể chứa phụ
  • Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy, báo khói và các biển báo cảnh báo

- Các chất có khả năng tương thích hóa học

  • Cần lưu trữ riêng, có khoảng cách an toàn ở những loại, nhóm hóa chất có khả năng tương thích với nhau. Có thể xem thông tin về tính tương thích hóa học trên SDS của hóa chất để có sự phân loại, lưu trữ phù hợp.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN